Đơn vị thi công sơn epoxy uy tín tại Bình Thuận

. Giới Thiệu Vệ Sinh Nhà Sạch – Hoài An Phan Thiết

Vệ Sinh Nhà Sạch – Hoài An Phan Thiết tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp uy tín, chất lượng hàng đầu tại BÌNH THUẬN. Vệ Sinh Nhà Sạch – Hoài An Phan Thiết là dịch vụ vệ sinh công nghiệp chuyên nghiệp, giá rẻ nhận được nhiều sự lựa chọn của khách hàng. Dịch vụ mang tới nhiều ưu điểm với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, dịch vụ đa dạng, giá cả phải chăng.

2. Thi Công Sơn Epoxy Phan Thiết – Bình Thuận

Dịch vụ thi công sơn Epoxy uy tín – chất lượng tại Phan Thiết chống mài mòn cơ học, chống thấm hóa chất, dầu mỡ,… Dành cho nhà máy, nhà kho, khu sản xuất, bệnh viện, bãi xe, khu công nghiệp… Công ty Vệ Sinh Nhà Sạch – Hoài An Phan Thiết cung cấp dịch vụ thi công sơn Epoxy uy tín, chất lượng và giá rẻ nhất Phan Thiết, Bình Thuận.

3. Thi Công Sơn Epoxy Là Gì?

3.1. Sơn Epoxy Là Gì?

Sơn epoxy được biết đến là một giải pháp tối ưu cho sàn nhà xưởng công nghiệp. Chúng giúp bảo vệ bề mặt sàn bê tông, tăng cứng, chịu được tải trọng cao đến cực kì cao, không bám dính bụi, dễ dàng vệ sinh mà giá thành lại hợp lý, mang lại hiệu quả bền vững lâu dài.

  • Sơn epoxy: là loại sơn sàn công nghiệp cao cấp sử dụng hỗn hợp của 2 thành phần, bao gồm sơn epoxy và chất đóng rắn để tạo ra 1 lớp hoàn thiện bền, kháng dung môi và có thể thi công cho sàn và bề mặt sàn.
  • Sơn epoxy là sản phẩm sơn công nghiệp chuyên sử dụng cho nền sàn nhà xưởng được kết hợp từ 2 thành phần chính gồm:
    • Thành phần A: sơn epoxy
    • Thành phần B: chất đóng rắn
    • Hai thùng này (thành phần A và B): được pha trộn với nhau theo một tỉ lệ nhất định tạo nên lớp sơn bảo vệ nền bê tông chắc chắn, liền mạch, chịu tác động, mài mòn và làm tăng độ sáng, thẩm mỹ cho nền nhà xưởng..  

3.2. Các Loại Sơn Epoxy

Các loại sơn epoxy phù hợp cho nền nhà xưởng hiện nay trên thị trường gồm có:

  • Sơn epoxy gốc dầu
  • Sơn epoxy gốc nước
  • Sơn epoxy tự san phẳng
  • Sơn epoxy chống tĩnh điện
  • Sơn epoxy chống chịu axit, kháng hóa chất

Chi tiết từng loại sơn epoxy như sau:

  • Sơn epoxy gốc dầu

Sơn epoxy gốc dầu: là hệ sơn epoxy 2 thành phần, được hình thành bởi hệ gốc dầu nên trong quá trình sử dụng cần có dung môi để pha sơn, tỷ lệ pha sơn epoxy từ 5% đến 10% tùy vào đặc điểm từng hệ sơn.

  • Ưu điểm của sơn sàn epoxy gốc dầu:
    • Chống bám bụi và giúp dễ dàng thực hiện vệ sinh làm sạch.
    • Tạo màng sơn liền mạch, có độ bám dính tốt.
    • Giá thành sơn sàn epoxy gốc dầu khá rẻ.
    • Độ bóng cao giúp tạo nên sự hài hòa, thân thiện và chuyên nghiệp.
    • Khả năng chống chịu lực và mài mòn tốt.
    • Sơn epoxy gốc dầu được sử dụng nhiều mục đích khác nhau: sơn nền nhà xưởng, những nhà máy xí nghiệp sản xuất thực phẩm,..
  • Sơn epoxy gốc nước

Sơn epoxy gốc nước: là sơn epoxy hai thành phần sử dụng nước làm dung môi. Chuyên dùng để sơn phủ trực tiếp lên các loại bề mặt bê tông, kim loại, hợp kim nhằm bảo vệ và tăng cường các tính năng tốt cho bề mặt.

  • Ưu điểm của sơn sàn epoxy gốc nước:
    • Nổi bật là sơn sàn epoxy gốc nước không độc hại, không có hàm lượng VOC bay hơi và thân thiện với môi trường: mang lại sự an tâm và đáp ứng các tiêu chuẩn trong và ngoài nước.
    • Sử dụng dung môi là nước, không gây mùi, dần đang thay thế hoàn toàn sơn epoxy gốc dầu.
    • Thi công nhanh chóng, chống bám bụi và dễ dàng vệ sinh.
    • Khả năng chống chịu lực, kháng hóa chất và mài mòn tốt.
    • Chất lượng sơn được thiết kế phù hợp với môi trường có độ ẩm cao.
    • Sơn epoxy gốc nước có thể ứng dụng vào các khu vực và bề mặt sàn có yếu tố vệ sinh như: dược phẩm, thực phẩm, khu vực chế biến,…
  • Sơn epoxy tự san phẳng (sơn epoxy tự cân bằng)
    • Sơn epoxy tự san phẳng: là loại sơn hoạt động dựa trên nguyên lý tự cân bằng dòng và hoàn toàn không cần sự hỗ trợ của dung môi bay hơi.
    • Đây là một giải pháp sàn epoxy được áp dụng tại nhiều nhà xưởng sản xuất, phòng sạch công nghiệp, showroom…. Với yêu cầu vệ độ sạch và khả năng chịu tải trọng cao.
  • Sơn sàn epoxy chống tĩnh điện
    • Sơn sàn epoxy chống tĩnh điện: là hệ thống bao gồm sơn epoxy mang điện trở cao kết hợp với than hoạt tính và hệ thống dây dẫn đồng nối đất cho phép kiểm soát hiện tượng tĩnh điện, chống phát sinh tia lửa điện.
    • Sơn epoxy chống tĩnh điện là sản phẩm sơn epoxy cao cấp, đạt tiêu chuẩn ESD, JIS.
    • Sơn epoxy chống tĩnh điện hoạt động dựa trên hai nguyên lý: phân tán điện tích và triệt tiêu điện tích.
  • Sơn epoxy chống axit, kháng hóa chất
    • Sơn epoxy chống ăn mòn axit, hóa chất là sản phẩm “sơn sàn epoxy có khả năng chống chịu tác động ăn mòn” của của các môi trường axit, kiềm, hóa chất. 
    • Sơn epoxy chống ăn mòn axit, hóa chất được thiết kế sử dụng cho các khu vực nền, sàn nhà xưởng thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất ăn mòn.

3.3. Thi Công Sơn Epoxy là gì ?

Trong công nghiệp, thi công sơn epoxy là gia cố nền sàn bê tông tăng tuổi thọ công trình với nhiều ưu điểm như: Chống thấm, chống bám bụi, kháng khuẩn, tính chịu lực, chịu mài mòn cao,… Qua đó, giúp bảo vệ mặt sàn cũng như đem lại hiệu quả, ổn định trong quá trình hoạt động sản xuất trong nhà máy, nhà xưởng, nhà kho, khu chế xuất,… Ngoài ra, bề mặt sàn epoxy có độ bóng cao, màu sắc đẹp còn thể hiện sự tiện nghi hiện đại cho nhà máy và các công trình.

4. Quy Trình Thi Công Sơn Epoxy Uy Tín 2023

Trước khi thực hiện các biện pháp thi công sơn nền Epoxy, bạn cần chuẩn bị như sau:

4.1. Kiểm tra và đánh giá tình trạng bề mặt bê tông

Trước khi tiến hành thi công, chúng ta cần tiến hành khảo sát và đánh giá mặt bê tông đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Mác bê tông

Nên sử dụng mác bê tông 250,  300 hoặc  bê tông thương phẩm để đảm bảo chất lượng công trình. Ngoài ra, mác bê tông còn phụ thuộc vào yêu cầu chịu tải của nền bê tông thiết kế.

  • Độ ẩm

Độ ẩm là nguyên nhân chính gây ra bung lớp sơn khiến chúng nhanh hỏng nhất. Nếu độ ẩm dưới 5% với sơn Epoxy gốc dầu và dưới 8% với sơn gốc nước thì mặt nền đó đạt yêu cầu. Nếu mặt nền vượt quá độ ẩm cho phép thì bạn nên làm một lớp vừa trên bề mặt nền nhằm ngăn ẩm trước khi tiến hành thi công. 

  • Mặt nền bằng phẳng

Mặt nền cần bằng phẳng, chắc chắn thì mới đủ tiêu chuẩn thi công. Ngoài ra, bạn cần tạo nhám cho bề mặt để lớp sơn có thể bám vào dễ dàng.

  • Vệ sinh trước khi thi công

Nếu không muốn mặt nền nhanh hỏng và bung sơn sau một thời gian sử dụng thì bạn cần tiến hành làm sạch bụi bẩn trên bề mặt nền trước khi tiến hành thi công.

4.2. Chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết

Bao gồm: Máy mài sàn bê tông, máy hút bụi, bay răng cưa, ru lô gai, ru lô chuyên dụng.

4.3. Hướng dẫn thi công sơn epoxy nhà xưởng chuẩn 7 bước

Quy trình thi công sơn Epoxy cho nền xưởng nhà phải trải qua 7 bước dưới đây:

Bước 1: Phủ bạt, vệ sinh mặt bằng

Công đoạn này giúp hạn chế tiếng ồn và bụi mịn, từ đó không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh.

Bước 2: Xử lý bề mặt thi công

Bạn sử dụng máy mài nền chuyên dụng để đảm bảo nền luôn bằng phẳng, không gồ ghề, loại bỏ các dị bật trên mặt nền. Sau đó, dùng máy hút sạch bụi bẩn để tăng độ bám dính sơn. 

Bước 3: Vệ sinh, xử lý các vấn đề khác trên mặt bê tông

Bạn cần hút sạch bụi bẩn trên nền và xử lý các vết lồi lõm. Các vết nứt lớn cần sử dụng bột trét chuyên dụng để lấp đầy.

Bước 4: Phủ sơn lót

Đây là công đoạn không thể thiếu giúp tạo độ kết dính giữa mặt nền và sơn Epoxy. Bên cạnh đó, sơn lót giúp ngăn nước thẩm thấu và hóa xuất xuống nền.

Bước 5: Xử lý khuyết điểm trên nền nhà

Ở bước này, bạn cần xử lý các lỗ nhỏ li ti, các khe nứt và các khuyết điểm khác bằng bột Putty.

Bước 6: Phủ lớp sơn Epoxy

Mỗi loại sơn Epoxy có phương pháp thi công khác nhau, cụ thể như sau:

  • Đối với sơn Epoxy hệ lăn
    • Với lớp sơn đầu, bạn dùng rulo lăn đều trên bề mặt, sau đó đợi khô khoảng 2-3 tiếng rồi phủ lớp tiếp theo. 
    • Sau khi lớp sau hoàn thiện, bạn có thể đi lại sau 1 ngày, các phương tiện có thể di chuyển sau 72 tiếng. 
  • Đối với sơn Epoxy hệ tự phẳng
    • Phương pháp này có độ dày hơn nhiều so với sơn hệ lăn, chúng hoạt động theo cơ chế phản ứng hóa học tự cân bằng của sơn.
    • Sau khi làm sạch bề mặt nền, bạn dán băng keo xốp để ngăn cách khu vực thi công, giúp hạn chế lem sơn ra khu vực khác.
    • Mở 2 thùng thành phần của sơn Epoxy, dùng máy khuấy để khuấy thùng A, đổ sơn thùng B vào rồi trộn đều.
    • Đổ sơn ra bề mặt bê tông rồi dùng bàn cào để phủ đều, sau đó dùng rulo gai phá phọt. Nên phủ sơn có độ dày 1 – 3mm, tùy theo yêu cầu từng công trình.

Bước 7: Nghiệm thu và bàn giao công trình

Bạn có thể đi lại trên mặt nền sau 1-2 ngày thi công, các đơn vị thi công lúc này có thể bàn giao công trình cho chủ. Ngoài ra, nếu bạn muốn di chuyển các phương tiện có trọng tải lớn thì đợi khoảng 3-7 ngày.

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

0 Scroll
0949 021 480
0949021480